Châu Á là trung tâm ảnh hưởng của thảm họa thiên tai. Đây là vùng đã trải qua rất nhiều các thảm họa từ động đất, bão, lũ lụt liên quan đến gió mùa – nhưng các nguyên nhân thường xuyên nhất của tổn thất do thiên tai là bão và lốc xoáy đến từ Ấn Độ dương và Thái Bình dương. Bà Jessica Turner đến từ RMS đưa ra các thông tin cập nhật về rủi ro thiên tai của một số nước trong khu vực và giới thiệu các công cụ kiểm soát rủi ro tiên tiến cho các nhà bảo hiểm và tái bảo hiểm.

Bão gây ra các tổn thất thông qua sự kết hợp của sóng biển dâng, mưa ở trong đất liền và gió lớn: mặc dù ở rất nhiều các quốc gia châu Á, các tổn thất liên quan đến bão thường gây ra bởi nước lũ hơn là từ gió.

Đó là trường hợp năm ngoái của Trung Quốc trong trận bão Fitow. Cơn bão này có lượng mưa lên tới 200 mm ở một số khu vực gây ra lũ lụt nhiều hơn gió xoáy, thiệt hại được bảo hiểm ước tính 1 tỉ USD.

NHẬT BẢN VÀ TRUNG QUỐC


Đô thị hóa và những thay đổi về dân số đã làm tăng nguy cơ xảy ra bão lũ ở châu Á, mặc dù ở một số quốc gia, rủi ro đã giảm nhờ các biện pháp phòng chống lũ lụt. Nhật Bản là một trong số những quốc gia tiên tiến nhất với hệ thống đê kè phức tạp, những bức tường ven biển cao đến 5m và những bể chứa nước trên và dưới lòng đất.

Vì thế, các nguyên nhân gây ra lũ lụt từ bão của Nhật Bản chiếm khoảng 10% của toàn bộ tổn thất, hoàn toàn trái ngược với Trung Quốc nơi nguyên nhân gây ra lũ lụt từ bão chiếm tới gần 80%. Tuy nhiên, sự khác biệt không nằm hoàn toàn ở tập quán quản lý nước lũ. Đồng bằng sông Pearl và Hồng Kong đặc biệt dễ bị tấn công bởi lũ ven biển vì hai vùng này khá thấp, và với mức độ tập trung dân cư ngày càng lớn, đây sẽ là nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro xảy ra sự kiện thảm họa thiên tai lớn tiếp theo.

PHILIPPINES


Trong khu vực, Philippines có hệ thống phòng thủ lũ lụt rất yếu kém. Đây cũng là một quốc gia thường xuyên bị bão tấn công.

Tháng 11/2013, cơn bão Hải Yến gây ra sụt lở đất ở Phillipines. Những cơn sóng thần lớn là nguyên nhân chủ yếu gây ra thiệt hại về người và tài sản. Rất nhiều thị trấn ven biển phải trải qua các đợt sóng thần có độ cao lên tới 5m – chứng tỏ lũ ven biển là nguyên nhân chính gây nên tổn thất trong khu vực này.

CÁC QUỐC GIA GIÀU CÓ HƠN NHƯNG TỈ LỆ THAM GIA BẢO HIỂM CÒN THẤP


Những cơn bão có sức mạnh như Hải Yến có thể xảy ra ở các quốc gia khác trong khu vực tây bắc Thái Bình Dương. Hầu hết các cơn bão có cường độ mạnh và thường xuyên trên thế giới hình thành ở đây về độ lớn, áp lực và tốc độ gió. Một loạt các quốc gia đông dân đang gặp rủi ro bao gồm Trung Quốc, Nh;%ản, Hàn Quốc, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.

Khi các quốc gia châu Á phát triển giàu có hơn, thị trường bảo hiểm tài sản và thiệt hại của khu vực sẽ phát triển nhanh chóng. Ngày nay, ở hầu hết các quốc gia, trừ Nhật Bản, tỉ lệ tham gia bảo hiểm vẫn còn tương đối thấp so với các quốc gia châu âu; tình hình này được mong đợi sẽ thay đổi trong tương lai.

MÔ HÌNH HÓA BÃO VÀ LỐC XOÁY Ở CHÂU Á – MỘT THÁCH THỨC


Chính vì vậy, một nhu cầu cấp thiết đối với các công ty bảo hiểm/ tái bảo hiểm phải có những công cụ phù hợp để có thể đánh giá và phân biệt rủi ro bão lũ giữa các vùng, các sản phẩm bảo hiểm, các đặc tính rủi ro và đảm bảo rằng họ có thể quản lý rủi ro hiệu quả, với sự hiểu biết sâu sắc về rủi ro họ đang nắm giữ cũng như việc phát triển các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho mỗi nhóm rủi ro liên quan.

Tuy nhiên, mô hình quản lý rủi ro cho bão và lốc xoáy ở châu Á xuất hiện khá nhiều thách thức. Trước hết là mô hình hóa hướng đi của gió nhiệt đới và động lực học của sóng thần. Thách thức thứ hai là thiếu dữ liệu có chất lượng rất cần thiết cho việc đánh giá chính xác các rủi ro, và thử thách thứ ba là lốc xoáy và bão là hệ thống rủi ro hồn hợp yêu cầu mô hình có độ phân giải cao để đánh giá rủi ro.

MÔ HÌNH HÓA RỦI RO LŨ Ở TRUNG QUỐC


Trung Quốc là trung tâm công nghiệp của toàn cầu với tỉ lệ các trung tâm công nghiệp ngày càng gia tăng và 15% các thị trường bảo hiểm đang được xây dựng. Đây là một quốc gia đang trên đà phát triển mạnh nhưng hầu hết ở dưới mực nước biển. Rủi ro bão có sóng thần ở dọc khu vực đồng bằng sông Pearl và Hong Kong được đánh giá thấp so với thực tế: Hong Kong tương tự như New York ở chỗ nó là sự kết hợp của các nguy cơ rủi ro cao, đường bờ biển phức tạp, dòng chảy đa hướng kết hợp với cảng, và một hệ thống hàng rào lũ lụt yêu cầu một mô hình hết sức chi tiết.

Việc quản lý hợp lý rủi ro lũ lụt cho Trung Quốc yêu cầu sự hiểu biết toàn diện và nguyên nhân và ảnh hưởng của sự phát triển của quốc gia và khả năng xác định và phân loại rủi ro chính xác thông qua các rủi ro phụ và đặc tính rủi ro.

RMS đã đề cập đến những yêu cầu này của thị trường bằng cách cung cấp cái nhìn mới về rủi ro bão lụt Trung Quốc bao gồm gió và són thần do lũ gây ra và mưa lớn do lũ gây ra thông qua mô hình bão lũ 2014 của Trung Quốc đã được cập nhật. Những tổn thất trong mô hình đã được hiệu chỉnh sử dụng số liệu 10 năm tổn thất của 50% thị trường; lượng dữ liệu lớn của ngành cung cấp cho mô hình rủi ro bão lũ Trung Quốc là một bước tiến lớn trong việc giảm thiểu tính không chắc chắn của mô hình.

Mô hình này đánh dấu một mô hình sóng thần tiên tiến cho Hong Kong đã tính đến cả sự phức tạp của đường biển, các dòng chảy vào và ra cảng, bao gồm cả thủy chiều, và hàng rào phòng chống lũ lụt của thành phố ven biển này. Một mô hình rủi ro đặc biệt cho các nhà xây dựng đã được RMS phát triển để các chuyên gia khai thác bảo hiểm có thể tìm ra các đặc tính rủi ro tiềm ẩn của tòa nhà trong mỗi giai đoạn xây dựng, từ đó rủi ro có thể được định lượng theo loại dự án và giai đoạn xây dựng. Và mô hình thiết bị công nghiệp của RMS có thể dùng để đánh giá bảo hiểm thiệt hại tài sản và gián đoạn kinh doanh từ gió và lũ liên quan đến thiệt hại lũ lụt.

Sau đó vào năm 2014, RMS sẽ đưa ra bản đồ rủi ro và lũ lụt cho Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam, với nhiều điều khoản bảo hiểm hơn vào năm 2015. Công cụ kết hợp này sẽ cung cấp sự phân loại rủi ro tiến bộ hơn và khả năng quản lý tài chính trong khu vực tốt hơn cho mỗi rủi ro – điều đang trở thành nguyên nhân chính của tổn thất do thiên tai hàng năm của ngành bảo hiểm.

Theo AVI